Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

Mỗi người một hoàn cảnh

 
Các bạn nghĩ sao
 
Còn đây nữa
và tiếp
 
Không thể tưởng tượng đc những cuộc sống như vậy đan sen lẫn nhau trong xã hội. Không thể tưởng tượng đc có những ng quá thừa còn có những người quá thiếu cả những phần của cơ thể....

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

Tại sao lại đeo nhẫn cưới ở ngón áp út

Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao người ta lại đeo nhẫn cưới ở ngón áp út chưa? Người Trung Quốc có một cách giải thích rất thú vị và thuyết phục. Theo họ, ngón tay cái tượng trưng cho cha mẹ, ngón tay trỏ tượng trưng cho anh em, ngón giữa là chính bạn, ngón áp út tượng trưng cho người bạn đời của bạn, và ngón út tượng trưng cho con cái của bạn.

Bây giờ bạn hãy để hai bàn tay đối diện nhau, gập ngón tay giữa lại và áp sát chúng vào nhau, đồng thời cho hai bàn tay mở ra nhưng các ngón tay còn lại chống vào nhau ở đầu mút ngón tay





Tại sao chúng ta lại đeo nhẫn cưới ở ngón áp út ?

Bây giờ bạn hãy thử tách hai ngón tay cái, rồi sau đó ngón tay trỏ và ngón út rời nhau ra…

Bạn sẽ thấy chúng tách nhau ra dễ dàng. Đó là bởi cha mẹ bạn không thể sống suốt đời với bạn. Anh em bạn cũng sẽ có gia đình riêng và sẽ rời xa bạn. Cuối cùng con cái bạn cũng vậy, chúng sẽ tạo dựng cuộc sống của riêng mình chứ không thể sống cùng bạn mãi mãi.

Thế còn ngón áp út thì sao?

Bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi bạn không thể tách rời chúng ra khỏi nhau! Là vì bạn cùng người bạn đời được số phận mang đến với nhau để hòa quyện, gắn bó với nhau không thể tách rời suốt cả cuộc đời. Cho dù tất cả thế giới này bỏ hai bạn ra đi và cuộc sống của hai người có trải qua bao thăng trầm, ngọt đắng đến thế nào đi nữa.

Đó chính là lý do tại sao người ta lại đeo nhẫn cưới ở ngón áp út.

Sưu tầm. .



Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

Xin đừng vô cảm với nỗi đau

Khuôn mặt sưng to, méo mó biến dạng, hai bàn chân sưng vù, lở loét, một cánh tay cụt hết cả bàn, mỗi khi bà khẽ ho hoặc nói mạnh, máu trong ngực lại trào ra... Thực không thể nào diễn tả hết nỗi đau mà người đàn bà 60 tuổi, nạn nhân chất độc da cam này đang mang trong người
(VOV)_Bà là Nguyễn Thị Hồng, một trong bốn nạn nhân sẽ lên đường sang Mỹ tham dự phiên tranh tụng vụ kiện của các nạn nhân chất độc da cam vào ngày 18/6.
Với giọng nói thều thào, đứt quãng, thỉnh thoảng lại phải dừng lại lấy sức không sợ cơn ho đến, máu trong ngực lại trào ra. Bà cho biết, mới tối qua thôi, bà đã phải đi cấp cứu ở Viện 103 vì máu ở ngực tuôn ra xối xả. Bên vú trái của bà ung thư đã bị cắt bỏ hoàn toàn. Mặc dù như vậy, nhưng cơn bạo bệnh vẫn chưa buông tha, bên ngực phẫu thuật đã ung thư giai đoạn cuối nên không thể lành miệng được. Bà phải chấp nhận sống chung với nó đến cuối đời và cuộc sống của bà giờ chỉ tính bằng tháng, bằng ngày...
Bà Hồng nói: “Nỗi đau trong cơ thể tôi cũng không nhức nhối bằng sự quay mặt Toà án Hoa Kỳ trong phiên phúc thẩm và việc cố tình làm ngơ của các công ty hoá chất Mỹ. Dù không biết chắc mình có đủ sức để đến được nước Mỹ, nhưng tôi quyết định phải lên đường, phải để cho Toà án Mỹ và người dân Mỹ biết được hàng triệu nạn nhân chất độc da cam Việt Nam hiện nay đang sống thế nào”.
Bà Hồng với đôi chân sưng phù, lở loét
Bà Hồng với đôi chân sưng phù, lở loét
Năm 1961, khi mới là cô gái 16 tuổi căng tràn sức sống, bà Hồng tham gia chiến trường miền Đông Nam bộ, làm văn thư, ý tá kiêm thợ may. Năm 1964, trong khi bà xuống suối vo gạo nấu cơm thì bị máy bay Mỹ rải chất độc hoá học ngay trên đầu, bà đã ngụp lội xuống suối và nghĩ rằng nước suối sẽ rửa sạch được chất độc bám đầy trên người. Nhưng trong suốt thời gian ở đây, hàng ngày bà vẫn phải ăn, uống nước suối và rau rừng. Xuất ngũ năm 1968, bà lấy chồng và có thai năm 1969 và bị xảy khi thai mới được 4-5 tháng tuổi. Sau đó, bà sinh thêm 3 người con nhưng cả 3 đều sinh non, thiếu cân và hay ốm đau. Trong 3 người con, có một người bị bệnh tim bẩm sinh. 
Năm 1975, bà về sinh sống tại phường Trung Dũng, cạnh hồ Biên Hùng - nơi chứa chất thải quân sự từ sân bay Biên Hoà thải ra. Sức khoẻ của bà từ đó ngày một sa sút. Bà đi kiểm tra, thử máu và được kết luận là xơ gan, phải điều trị dài ngày. Đến năm 1999, sức khoẻ của bà ngày càng sa sút nghiêm trọng, bụng trướng to, cứng, mệt mỏi và hay bị ngất. Bà đi khám và được các bác sĩ kết luận là bị cường lá lách và rối loạn đông máu. Giờ đây, trong cơ thể bà mắc rất nhiều các chứng bệnh, như: suy tim, huyết áp cao, ung thư vú, sơ gan, giãn tính mạch chi, da lở loét và chân sưng to, đi lại rất khó khăn...
Khi nói về những nỗi đau cơ thể, bà bình tĩnh bao nhiêu thì khi nhắc đến những đứa con, bà lại xúc động và đau khổ bấy nhiêu. Bà nói trong tiếng nấc: “Tôi cũng là một phụ nữ, mong muốn lớn nhất là có một mái ấm gia đình với những đứa con khoẻ mạnh. Bất hạnh thay, những đứa con của tôi bị ảnh hưởng của chất độc da cam nên đều phát triển không bình thường, hay ốm đau và có cháu bị tim bẩm sinh. Chúng tôi đã bán hết mọi thứ, cả vay mượn của bà con làng xóm nhưng đều như muối bỏ bể, bệnh tình của con tôi không thuyên giảm... Không biết nỗi đau này còn theo đuổi gia đình chúng tôi đến tận bao giờ”.
Cùng đi sang Mỹ lần này với bà Hồng còn có ông Nguyễn Văn Quý, một trong ba nạn nhân đầu tiên khởi kiện các công ty hoá chất của Mỹ. So với gần 3 năm trước, khi chúng tôi đến thăm ông ở nhà riêng tại Hải Phòng, lần này ông yếu hơn rất nhiều. Người ông chỉ còn da bọc xương, hai tai trở nên điếc nặng, dáng đi mệt mỏi, liêu xiêu... Hình như bệnh tật, đau khổ đã cướp hết sức lực của người đàn ông chưa đến 60 tuổi này. Nếu để nói về sự đau khổ, ông Quý là người phải chịu tột cùng của sự đau khổ. Một lần ông bị vợ bỏ vì sinh quái thai. Đến lần bước đi bước nữa, cả hai đứa con của ông đều bị dị dạng, thiểu năng trí tuệ. Đến nay, dù đã đều bước vào tuổi mười tám, đôi mươi nhưng cả hai đều không biết nói. Con trai bị vẹo cột sống, không đi lại được, mọi sinh hoạt đều diễn ra trên xe lăn. Con gái vừa câm điếc lại có vấn đề về thần kinh. Hiện ông Quý mang trong mình bệnh ung thư phổi và nhiều chứng bệnh khác.
Đau khổ, bệnh tật đã cướp hết sức lực của người đàn ông này
Đau khổ, bệnh tật đã cướp hết sức lực của người đàn ông này
Nói chuyện với chúng tôi, giọng ông thều thào, đứt quãng, mồ hôi túa ra như tắm, ông cho biết, các bác sĩ nói căn bệnh ung thư phổi của ông đã đến giai đoạn cuối, cần phải được nghỉ ngơi. Nhưng ông lại càng phải làm gấp, sợ thời gian sẽ không đợị ông. Việc ông làm không chỉ vì cuộc sống và quyền lợi của chính mình mà còn vì những đồng đội của mình, những người đã hy sinh và cả những người đang phải ngày đêm vật lộn với di chứng của chất độc da cam đeo đuổi gia đình họ từ đời này sang đời khác.
Ông cho rằng, chuyến đi này ông phải mang trọng trách nặng nề là đem tâm nguyện của hàng triệu nạn nhân chất độc da cam Việt Nam mong muốn được nhân dân và Chính phủ Mỹ quan tâm, toà án Mỹ có những phán quyết công bằng, trả lại công lý cho những nạn nhân chất độc da cam không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có cả các nạn nhân Mỹ.
Ông quả quyết: “Ngày xưa, trên chiến trường chúng tôi chiến đấu bảo vệ lẽ phải như thế nào thì giờ đây, chúng tôi bảo vệ công lý đến tận hơn thở cuối cùng. Tôi hy vọng công lý cuối cùng sẽ thắng”.
Ông Quý, bà Hồng chỉ là hai trong số hàng triệu nạn nhân Việt Nam đang ngày đêm phải vật lộn với nỗi đau của chất độc da cam/dioxin. Nếu ai đã một lần tiếp xúc và được biết về hoàn cảnh gia đình họ thì chắc chắn không thể vô cảm. Mong rằng ước nguyện nhỏ nhoi của họ là tìm được công lý sẽ được toại nguyện, để trước khi trút hơn thở cuối cùng, họ vẫn tin rằng: Trên trái đất này, công lý vẫn còn tồn tại./.

Hà Minh