Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

Mỗi người một hoàn cảnh

 
Các bạn nghĩ sao
 
Còn đây nữa
và tiếp
 
Không thể tưởng tượng đc những cuộc sống như vậy đan sen lẫn nhau trong xã hội. Không thể tưởng tượng đc có những ng quá thừa còn có những người quá thiếu cả những phần của cơ thể....

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

Tại sao lại đeo nhẫn cưới ở ngón áp út

Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao người ta lại đeo nhẫn cưới ở ngón áp út chưa? Người Trung Quốc có một cách giải thích rất thú vị và thuyết phục. Theo họ, ngón tay cái tượng trưng cho cha mẹ, ngón tay trỏ tượng trưng cho anh em, ngón giữa là chính bạn, ngón áp út tượng trưng cho người bạn đời của bạn, và ngón út tượng trưng cho con cái của bạn.

Bây giờ bạn hãy để hai bàn tay đối diện nhau, gập ngón tay giữa lại và áp sát chúng vào nhau, đồng thời cho hai bàn tay mở ra nhưng các ngón tay còn lại chống vào nhau ở đầu mút ngón tay





Tại sao chúng ta lại đeo nhẫn cưới ở ngón áp út ?

Bây giờ bạn hãy thử tách hai ngón tay cái, rồi sau đó ngón tay trỏ và ngón út rời nhau ra…

Bạn sẽ thấy chúng tách nhau ra dễ dàng. Đó là bởi cha mẹ bạn không thể sống suốt đời với bạn. Anh em bạn cũng sẽ có gia đình riêng và sẽ rời xa bạn. Cuối cùng con cái bạn cũng vậy, chúng sẽ tạo dựng cuộc sống của riêng mình chứ không thể sống cùng bạn mãi mãi.

Thế còn ngón áp út thì sao?

Bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi bạn không thể tách rời chúng ra khỏi nhau! Là vì bạn cùng người bạn đời được số phận mang đến với nhau để hòa quyện, gắn bó với nhau không thể tách rời suốt cả cuộc đời. Cho dù tất cả thế giới này bỏ hai bạn ra đi và cuộc sống của hai người có trải qua bao thăng trầm, ngọt đắng đến thế nào đi nữa.

Đó chính là lý do tại sao người ta lại đeo nhẫn cưới ở ngón áp út.

Sưu tầm. .



Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

Xin đừng vô cảm với nỗi đau

Khuôn mặt sưng to, méo mó biến dạng, hai bàn chân sưng vù, lở loét, một cánh tay cụt hết cả bàn, mỗi khi bà khẽ ho hoặc nói mạnh, máu trong ngực lại trào ra... Thực không thể nào diễn tả hết nỗi đau mà người đàn bà 60 tuổi, nạn nhân chất độc da cam này đang mang trong người
(VOV)_Bà là Nguyễn Thị Hồng, một trong bốn nạn nhân sẽ lên đường sang Mỹ tham dự phiên tranh tụng vụ kiện của các nạn nhân chất độc da cam vào ngày 18/6.
Với giọng nói thều thào, đứt quãng, thỉnh thoảng lại phải dừng lại lấy sức không sợ cơn ho đến, máu trong ngực lại trào ra. Bà cho biết, mới tối qua thôi, bà đã phải đi cấp cứu ở Viện 103 vì máu ở ngực tuôn ra xối xả. Bên vú trái của bà ung thư đã bị cắt bỏ hoàn toàn. Mặc dù như vậy, nhưng cơn bạo bệnh vẫn chưa buông tha, bên ngực phẫu thuật đã ung thư giai đoạn cuối nên không thể lành miệng được. Bà phải chấp nhận sống chung với nó đến cuối đời và cuộc sống của bà giờ chỉ tính bằng tháng, bằng ngày...
Bà Hồng nói: “Nỗi đau trong cơ thể tôi cũng không nhức nhối bằng sự quay mặt Toà án Hoa Kỳ trong phiên phúc thẩm và việc cố tình làm ngơ của các công ty hoá chất Mỹ. Dù không biết chắc mình có đủ sức để đến được nước Mỹ, nhưng tôi quyết định phải lên đường, phải để cho Toà án Mỹ và người dân Mỹ biết được hàng triệu nạn nhân chất độc da cam Việt Nam hiện nay đang sống thế nào”.
Bà Hồng với đôi chân sưng phù, lở loét
Bà Hồng với đôi chân sưng phù, lở loét
Năm 1961, khi mới là cô gái 16 tuổi căng tràn sức sống, bà Hồng tham gia chiến trường miền Đông Nam bộ, làm văn thư, ý tá kiêm thợ may. Năm 1964, trong khi bà xuống suối vo gạo nấu cơm thì bị máy bay Mỹ rải chất độc hoá học ngay trên đầu, bà đã ngụp lội xuống suối và nghĩ rằng nước suối sẽ rửa sạch được chất độc bám đầy trên người. Nhưng trong suốt thời gian ở đây, hàng ngày bà vẫn phải ăn, uống nước suối và rau rừng. Xuất ngũ năm 1968, bà lấy chồng và có thai năm 1969 và bị xảy khi thai mới được 4-5 tháng tuổi. Sau đó, bà sinh thêm 3 người con nhưng cả 3 đều sinh non, thiếu cân và hay ốm đau. Trong 3 người con, có một người bị bệnh tim bẩm sinh. 
Năm 1975, bà về sinh sống tại phường Trung Dũng, cạnh hồ Biên Hùng - nơi chứa chất thải quân sự từ sân bay Biên Hoà thải ra. Sức khoẻ của bà từ đó ngày một sa sút. Bà đi kiểm tra, thử máu và được kết luận là xơ gan, phải điều trị dài ngày. Đến năm 1999, sức khoẻ của bà ngày càng sa sút nghiêm trọng, bụng trướng to, cứng, mệt mỏi và hay bị ngất. Bà đi khám và được các bác sĩ kết luận là bị cường lá lách và rối loạn đông máu. Giờ đây, trong cơ thể bà mắc rất nhiều các chứng bệnh, như: suy tim, huyết áp cao, ung thư vú, sơ gan, giãn tính mạch chi, da lở loét và chân sưng to, đi lại rất khó khăn...
Khi nói về những nỗi đau cơ thể, bà bình tĩnh bao nhiêu thì khi nhắc đến những đứa con, bà lại xúc động và đau khổ bấy nhiêu. Bà nói trong tiếng nấc: “Tôi cũng là một phụ nữ, mong muốn lớn nhất là có một mái ấm gia đình với những đứa con khoẻ mạnh. Bất hạnh thay, những đứa con của tôi bị ảnh hưởng của chất độc da cam nên đều phát triển không bình thường, hay ốm đau và có cháu bị tim bẩm sinh. Chúng tôi đã bán hết mọi thứ, cả vay mượn của bà con làng xóm nhưng đều như muối bỏ bể, bệnh tình của con tôi không thuyên giảm... Không biết nỗi đau này còn theo đuổi gia đình chúng tôi đến tận bao giờ”.
Cùng đi sang Mỹ lần này với bà Hồng còn có ông Nguyễn Văn Quý, một trong ba nạn nhân đầu tiên khởi kiện các công ty hoá chất của Mỹ. So với gần 3 năm trước, khi chúng tôi đến thăm ông ở nhà riêng tại Hải Phòng, lần này ông yếu hơn rất nhiều. Người ông chỉ còn da bọc xương, hai tai trở nên điếc nặng, dáng đi mệt mỏi, liêu xiêu... Hình như bệnh tật, đau khổ đã cướp hết sức lực của người đàn ông chưa đến 60 tuổi này. Nếu để nói về sự đau khổ, ông Quý là người phải chịu tột cùng của sự đau khổ. Một lần ông bị vợ bỏ vì sinh quái thai. Đến lần bước đi bước nữa, cả hai đứa con của ông đều bị dị dạng, thiểu năng trí tuệ. Đến nay, dù đã đều bước vào tuổi mười tám, đôi mươi nhưng cả hai đều không biết nói. Con trai bị vẹo cột sống, không đi lại được, mọi sinh hoạt đều diễn ra trên xe lăn. Con gái vừa câm điếc lại có vấn đề về thần kinh. Hiện ông Quý mang trong mình bệnh ung thư phổi và nhiều chứng bệnh khác.
Đau khổ, bệnh tật đã cướp hết sức lực của người đàn ông này
Đau khổ, bệnh tật đã cướp hết sức lực của người đàn ông này
Nói chuyện với chúng tôi, giọng ông thều thào, đứt quãng, mồ hôi túa ra như tắm, ông cho biết, các bác sĩ nói căn bệnh ung thư phổi của ông đã đến giai đoạn cuối, cần phải được nghỉ ngơi. Nhưng ông lại càng phải làm gấp, sợ thời gian sẽ không đợị ông. Việc ông làm không chỉ vì cuộc sống và quyền lợi của chính mình mà còn vì những đồng đội của mình, những người đã hy sinh và cả những người đang phải ngày đêm vật lộn với di chứng của chất độc da cam đeo đuổi gia đình họ từ đời này sang đời khác.
Ông cho rằng, chuyến đi này ông phải mang trọng trách nặng nề là đem tâm nguyện của hàng triệu nạn nhân chất độc da cam Việt Nam mong muốn được nhân dân và Chính phủ Mỹ quan tâm, toà án Mỹ có những phán quyết công bằng, trả lại công lý cho những nạn nhân chất độc da cam không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có cả các nạn nhân Mỹ.
Ông quả quyết: “Ngày xưa, trên chiến trường chúng tôi chiến đấu bảo vệ lẽ phải như thế nào thì giờ đây, chúng tôi bảo vệ công lý đến tận hơn thở cuối cùng. Tôi hy vọng công lý cuối cùng sẽ thắng”.
Ông Quý, bà Hồng chỉ là hai trong số hàng triệu nạn nhân Việt Nam đang ngày đêm phải vật lộn với nỗi đau của chất độc da cam/dioxin. Nếu ai đã một lần tiếp xúc và được biết về hoàn cảnh gia đình họ thì chắc chắn không thể vô cảm. Mong rằng ước nguyện nhỏ nhoi của họ là tìm được công lý sẽ được toại nguyện, để trước khi trút hơn thở cuối cùng, họ vẫn tin rằng: Trên trái đất này, công lý vẫn còn tồn tại./.

Hà Minh

 

 

 

 

 

 

 

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

Những con người máu lạnh của thời nay

Xã Hội và cuộc sống nơi thành thị
Một thanh niên bị xe tải đâm nát nửa thân, nhiều người xúm lại xem rồi bỏ đi mặc nạn nhân kêu cứu; 'hôi của' trong tai nạn; bệnh nhân chết vì bác sĩ yêu cầu phải có tiền mới cấp cứu... Sự thờ ơ với nỗi đau người khác dường như thành "chuyện thường ngày ở huyện".

Mới đây nhất, tại TP HCM xảy ra vụ "xe điên" gây tai nạn liên hoàn làm 2 người chết, 17 người bị thương. Trong khi đó, một số người đi đường không những không ra tay cứu giúp mà còn xông vào "hôi của" lấy hết tài sản của nạn nhân.

Chị Hồng Hà, bị thương nặng nhất trong số nạn nhân còn sống đã bị mất toàn bộ số tài sản để trong cốp xe. Một phụ nữ khác tử vong do vết thương quá nặng, song đến 3 ngày sau gia đình mới hay tin vì toàn bộ túi xách đựng giấy tờ tùy thân đã bị lấy mất.

Theo dõi thông tin vụ tai nạn thương tâm trên, nhiều độc giả đã gửi thư đến báo VnExpress.net bày tỏ thái độ phẫn nộ với những kẻ "hôi của máu lạnh" kia. "Không còn gì để nói nữa, sao mà người ta lại có thể hành động như vậy? Thật đúng là không còn chút lương tâm nữa. Tình người dường như đã bị quên đi mất", bạn Tran Hung viết.

Còn những người đã từng tận mắt chứng kiến các vụ tai nạn tương tự thì cho rằng "đó là chuyện thường ngày ở huyện", bởi vẫn diễn ra nhan nhản đâu đó chốn thị thành.


Chốn thị thành, đất chật người đông nhưng các mối quan hệ lỏng lẻo và sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt. Ảnh: Thi Ngoan
Đã 2 năm qua, người Sài Gòn vẫn chưa hết ám ảnh về vụ tai nạn kinh hoàng xảy ra tại quận Thủ Đức. Nạn nhân là anh Nguyễn Thành Trung, một cán bộ công an, bị xe tải đâm đứt đôi người. Đoạn video clip do một người dân quay lại hiện trường cho thấy, anh Trung bị xe tải cán ngang hông, dập nát nửa thân dưới. Mặc dù vậy, anh vẫn tỉnh táo, thậm chí còn nhờ mọi người gọi điện về cho gia đình. Song ngay sau đó nạn nhân qua đời, trước khi xe cấp cứu đến hiện trường.

Đoạn video dài 5 phút này được phát đi trên Internet đã dấy nên làn sóng dư luận kịch liệt lên án những người đi đường lúc đó chỉ đứng nhìn mà không ra tay cứu giúp nạn nhân.

Một điển hình khác về thái độ "mạnh ai nấy sống" ở chốn thị thành, xảy ra vào ngày 23/7 tại Cầu Giấy (Hà Nội). Hàng trăm người đi đường bình thản đứng nhìn hai cha con anh Nguyễn Công Vinh tay không chống trả bọn cướp mà không ai vào cuộc giúp đỡ.

Anh Vinh kể, hai cha con anh đang đứng đón xe buýt thì bị một thanh niên móc ví. Khi tên này chuyền tay chiếc ví cho đồng bọn, anh Vinh phát hiện và chộp được tay của hắn. Ngay lập tức đồng bọn kẻ cướp lao vào đánh khiến con trai anh gãy hai chiếc răng. Có hàng trăm người đứng xem mà không ai ra tay giúp đỡ. Cuối cùng anh Vinh đành buông tay để mặc bọn cướp tẩu thoát cùng với chiếc ví.

Mới đây, ngày 25/10 cơ quan tố tụng huyện Năm Căn (Cà Mau) đã điều tra hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng đối với êkip bác sĩ bệnh viện đa khoa khu vực Năm Căn đã để xảy ra cái chết của bệnh nhân Dương Thị Thu Huyền (16 tuổi).

Khoảng 3h sáng ngày 28/6, người dân trong xóm phát hiện Huyền thương tích đầy người nằm bất tỉnh trên đường nên đưa đi cấp cứu. Đến bệnh viện, các bác sĩ ở đây đã từ chối cho nạn nhân nhập viện chỉ vì không đủ tiền. Mãi đến khi có người thân đến bảo lãnh, bệnh viện mới tiến hành cấp cứu qua loa mà không khám toàn diện, bỏ sót dấu hiệu bệnh lý và chẩn đoán không đúng bệnh. Cuối cùng là cô gái trẻ đã tử vong vào rạng sáng hôm sau.

Đây là nguyên nhân khiến hàng trăm người bức xúc đập phá bệnh viện, đưa thi thể thiếu nữ diễu hành trên phố để bắt đền, gây rối trật tự công cộng... Hàng chục người bị bắt, trong đó 34 người bị đề nghị truy tố.

Liên quan đến vụ việc này, bác sĩ Nguyễn Duy Tú (bệnh viện đa khoa khu vực Năm Căn, người trực tiếp khám và điều trị cho bệnh nhân) đã bị cách chức phó trưởng khoa phụ sản và điều sang làm công tác khác. Ngoài ra 2 bác sĩ tham gia hội chẩn và 2 điều dưỡng cũng bị kỷ luật cảnh cáo.















Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

Sự vô cảm của cuộc sống thời nay

Câu Chuyện Thật đã xảy ra ở Trung Quốc vào năm 2008, và đã được đưa lên BBC & CNN..

Một chiếc xe bus chở đầy khách đang chạy trên đường đồi. Giữa đường, ba thằng du côn có vũ khí để mắt tới cô lái xe xinh đẹp. Chúng bắt cô dừng xe và muốn “vui vẻ” với cô. Tất nhiên là cô lái xe kêu cứu, nhưng tất cả hành khách trên xe chỉ đáp lại bằng sự im lặng.

Lúc ấy một người đàn ông trung niên nom yếu ớt tiến lên yêu cầu ba tên du côn dừng tay; nhưng ông đã bị chúng đánh đập. Ông rất giận dữ và lớn tiếng kêu gọi các hành khách khác ngăn hành động man rợ kia lại nhưng chẳng ai hưởng ứng. Và cô lái xe bị ba tên côn đồ lôi vào bụi rậm bên đường.

Một giờ sau, ba tên du côn và cô lái xe tơi tả trở về xe và cô sẵn sàng cầm lái tiếp tục lên đường… -“Này ông kia, ông xuống xe đi!” cô lái xe la lên với người đàn ông vừa tìm cách giúp mình. Người đàn ông sững sờ, nói: -“Cô làm sao thế? Tôi mới vừa tìm cách cứu cô, tôi làm thế là sai à?” -“Cứu tôi ư? Ông đã làm gì để cứu tôi chứ?” Cô lái xe vặn lại, và vài hành khách bình thản cười. Người đàn ông thật sự tức giận. Dù ông đã không có khả năng cứu cô, nhưng ông không nên bị đối xử như thế chứ. Ông từ chối xuống xe, và nói: “Tôi đã trả tiền đi xe nên tôi có quyền ở lại xe.” Cô lái xe nhăn mặt nói: “Nếu ông không xuống, xe sẽ không chạy.” Điều bất ngờ là hành khách, vốn lờ lảng hành động man rợ mới đây của bọn du côn, bỗng nhao nhao đồng lòng yêu cầu người đàn ông xuống xe, họ nói: -“Ông ra khỏi xe đi, chúng tôi có nhiều công chuyện đang chờ và không thể trì hoãn thêm chút nào nữa!” Một vài hành khách khỏe hơn tìm cách lôi người đàn ông xuống xe. Ba tên du côn mỉm cười với nhau một cách ranh mãnh và bình luận: -“Chắc tụi mình đã phục vụ cô nàng ra trò đấy nhỉ!” Sau nhiều lời qua tiếng lại, hành lý của người đàn ông bị ném qua cửa sổ và ông bị đẩy ra khỏi xe. Chiếc xe bus lại khởi tiếp hành trình. Cô lái xe vuốt lại tóc tai và vặn radio lên hết cỡ.

Xe lên đến đỉnh đồi và ngoặt một cái chuẩn bị xuống đồi. Phía tay phải xe là một vực thẳm sâu hun hút. Tốc độ của xe bus tăng dần. Gương mặt cô lái xe bình thản, hai bàn tay giữ chặt vô lăng. Nước mắt trào ra trong hai mắt cô. Một tên du côn nhận thấy có gì không ổn, hắn nói với cô lái xe: -“Chạy chậm thôi, cô định làm gì thế hả?” The driver said nothing, but the bus traveled faster and faster. Tên du côn tìm cách giằng lấy vô lăng, nhưng chiếc xe bus lao ra ngoài vực như mũi tên bật khỏi cây cung. Hôm sau, báo địa phương loan tin một tai nạn bi thảm xảy ra ở vùng “Phục Hổ Sơn”. Một chiếc xe cỡ trung rơi xuống vực, tài xế và 13 hành khách đều thiệt mạng. Người đàn ông đã bị đuổi xuống xe đọc tờ báo và khóc. Không ai biết ông khóc cái gì và vì sao mà khóc! .

Bạn có biết vì sao ông ta khóc? Nếu bạn có trên xe bus, bạn có đứng lên như người đàn ông kia? Chúng ta cần những người như ông để tạo nên và duy trì một xã hội bình thường! Khi ta đối xử với người khác bằng cả tấm lòng, ta sẽ nhận được hơi ấm và tình yêu từ mọi người! . Đây là một câu chuyện rất bi thảm. Bạn sẽ làm gì nếu như bạn là người lái xe?








Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012

Bài văn tả cảnh con sông quê hương của em bé học lớp 5

Tuổi thơ ai cũng có những kỉ niệm đẹp để gắn bó, yêu thương. Nhưng với em, gắn bó yêu thương nhất là con sông Tiên Hưng quê em.

Cũng giống như những con sông khác, con sông quê em cũng uốn lượn như một con rồng. Nó mang hương vị mặn mòi của vùng quê em, vùng quê có di tích lịch sử (đền thờTiên La), vùng quê địa linh nhân kiệt. Chính cài hương vị ấy đã gắn bó với em đến từng thớ thịt. Tuy con sông không rộng lắm nhưng nó rất dài. Buổi sáng khi ông mặt trời nhô lên thì dòng sông mặc chiếc áo lụa đào tha thướt, trưa về chiếc áo lụa đào ấy được thay bằng chiếc áo xanh biếc mới may, chiều về chiếc áo lại được dát vàng long lanh. đêm đến, sông mặc chiếc áo đen cài một vầng trăng vào giữa ngực và những ngôi sao được gắn vào dải áo như những dải kim cương.

Nước sông như dòng sữa ngọt tưới tiêu cho đồng ruộng, dòng nước mát luôn dang tay đón chúng em tắm mát, bơi lội nô đùa trong những ngày hè oi bức.

Con sông đã trở thành một phần máu thịt của quê hương em. Con sông đã chứng kiến bao kỷ niệm đẹp của tuổi thơ chúng em. Rồi mai ngày em sẽ lớn khôn, nhưng rồi có đi đâu xa chân trời góc biển em vẫn nhớ về quê em, những kỉ niệm với dòng sông sẽ vẫn còn mãi trong em.

( Bài văn do em Nguyễn Hồng Phong- học sinh lớp 5B tả)










Du lịch Miền tây